Chúng tôi thường chở phế liệu công ty : phế liệu Bảo Minh từ đồng, nhôm, sắt vụn

Công ty Phế liệu Bảo Minhmua giá cao

Đổi phế liệu lấy thực phẩm

phế liệu
5/5 - (1 bình chọn)

Vỏ lon, chai nhựa, bìa carton… không tìm được người thu mua đồng nát, có thể đổi lấy thực phẩm tại gian hàng giữa trung tâm Hà Nội.

12h trưa 20/10, bà Nguyễn Thị Thanh, trú tại ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, Đống Đa dọn cái quán nhỏ trước hẻm để bán hàng. Từ nhà ra quán chỉ vài trăm mét, bà đã nhặt được ít giấy bìa, vỏ lon, cất vào chiếc túi mang bên mình.

“Gom để chiều tối đổi lấy thực phẩm ở cửa hàng bên kia đường. Vừa có cái ăn, vừa bảo vệ môi trường”, bà Thanh giải thích với vị khách vừa ghé quán. Nói xong người phụ nữ 48 tuổi lôi dưới gầm bàn một xấp vỏ hộp vừa được hàng xóm cho, khoe tiếp: “Thế này đủ rau ăn cả ngày rồi”.

Ông Trần Ngọc Tuấn, người phụ trách gian hàng thực phẩm tại địa chỉ số 3 Quốc Tử Giám ghi chép lại số lượng hàng bán ra trước khi nhập vào máy. Ảnh: Hải Hiền.

Ông Trần Ngọc Tuấn, người phụ trách gian hàng thực phẩm tại địa chỉ số 3 Quốc Tử Giám ghi chép lại số lượng hàng bán ra trước khi nhập vào máy, ngày 20/10. Ảnh: Hải Hiền.

“Cửa hàng bên kia đường” bà Thanh nhắc tới là một trong hai cửa hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm ở phường Văn Chương, quận Đống Đa. Ngoài việc bán rau củ, hoa quả, thịt cá… phục vụ nhu cầu khách hàng, hai cửa hàng này còn triển khai mô hình đổi phế liệu vỏ lon, giấy bìa, sắt vụn… để lấy thực phẩm. Bảng giá cho mỗi loại rác cũng như nông sản đều được niêm yết công khai.

Tại cửa hàng, mỗi kg bìa carton, túi nilon được mua lại giá 3.000 đồng, một kg nhựa tái chế, sắt vụn giá lần lượt 3.500 đồng đến 9.000 đồng, vỏ chai nhựa được mua với giá 200 đồng. Tất cả phế liệu đều được người dân phân loại trước ở nhà. Mang đến cửa hàng được phân loại thêm lần nữa rồi đóng bao, cuối ngày có xe đến thu gom.

Ông Trần Ngọc Tuấn, phụ trách gian hàng tại địa chỉ số 3 Quốc Tử Giám cho biết, ý tưởng đổi phế liệu lấy thực phẩm bắt nguồn từ tháng 8 khi hai phường Văn Chương, Văn Miếu bị phong tỏa do phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19. Là một trong những đơn vị cung ứng thực phẩm cho người dân vùng cách ly, nhận thấy những vỏ hộp, bìa carton mọi người đặt hàng mang từ ngoài vào vứt đầy đường, công ty chủ quản của các cửa hàng khi đó quyết định thực hiện thu gom.

“Một phần giữ gìn môi trường, phần nữa muốn giúp những hoàn cảnh khó khăn có thêm lương thực trong thời điểm cách ly vì dịch bệnh”, ông Tuấn nói ý nghĩa của chương trình.

Anh Đỗ Bá Tú cùng tham khảo các loại rau với một người đến mua hàng ở số 3 Quốc Tử Giám. Ảnh: Hải Hiền.

Anh Đỗ Bá Tú cùng tham khảo các loại rau với một người đến mua hàng ở số 3 Quốc Tử Giám, ngày 20/10. Ảnh: Hải Hiền.

Những vỏ lon, chai nhựa, xoong nồi hỏng sau khi mang đến cửa hàng được cân, đếm rồi quy đổi thành phiếu tương ứng số tiền. Các phiếu này có thể dùng để thanh toán thay tiền mặt khi người dân mua thực phẩm.

“Đồ ở đây tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng nên mua cũng yên tâm”, bà Thanh chia sẻ.

Từ khi chương trình khởi động ngày 22/9, người phụ nữ này đã đổi được 6 lần, đa phần là lấy rau củ, có lần là thịt, cá. Thực phẩm mang về giúp bà bớt một phần chi tiêu gia đình khi thu nhập giảm bởi dịch bệnh.

Giờ mỗi ngày, sáng giúp việc ở quán ăn, trưa chiều bán quán nước ngoài hẻm, rảnh bà lại nhặt ve chai, tích hai ba hôm rồi mang ra gặp ông Tuấn đổi thực phẩm. Bà cũng vận động bà con gom phế liệu rồi tự đi đổi lấy phiếu giúp người có nhu cầu.

Anh Đỗ Bá Tú, 40 tuổi, hàng xóm nhà bà Thanh cho hay, từ ngày có cửa hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm, bản thân anh thường nhắc nhở người nhà thu gom vỏ lon, bìa carton rồi mang ra đổi lấy rau xanh, củ quả. “Cách làm này tiện cả đôi đường. Vừa dọn dẹp được nhà cửa, vừa có thực phẩm tươi ngon”, anh Tú nói.

Một người dân đến đổi phế liệu lấy thực phẩm, được thanh niên tình nguyện phường Văn Chương hỗ trợ cân đong. Ảnh: Tú Đỗ.

Sáng 19/10, một người dân đến đổi phế liệu lấy thực phẩm, được thanh niên tình nguyện phường Văn Chương hỗ trợ cân đếm. Ảnh: Tú Đỗ.

Ông Vũ Hoài Nam, đại diện đơn vị tổ chức cho biết, trung bình một ngày chương trình thu về khoảng 250 kg bìa carton, 300 kg sắt vụn, vỏ lon bia và khoảng 2.000 chai nhựa. Phế liệu thu gom được vận chuyển về thẳng nhà máy để xử lý.

Hiện ở Hà Nội có hơn 20 điểm trao đổi phế liệu lấy thực phẩm, sắp tới sẽ mở rộng ra các tỉnh thành khác.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ thực hiện việc đổi phế liệu lấy sữa học đường cho học sinh tiểu học và trung học trên quy mô cả nước, từ đầu tháng 11”, ông Nam nói.

Nguồn: https://vnexpress.net/doi-phe-lieu-lay-thuc-pham-4374671.html

[bvlq_danh_muc]