Hạch toán thu tiền bán phế liệu theo thông tư 200/2014 mới nhất

thông tư 200
5/5 - (1 bình chọn)

Có một số bạn kế toán hỏi Tổng Kho phế liệu Việt Nam về việc hạch toán thu tiền bán phế liệu thu hồi khi sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi về có những phế liệu không thể tận dụng để sử dụng tiếp, buộc phải thanh lý, bán phế liệu đó. Vậy khi bán phế liệu này, hạch toán thu tiền bán phế liệu như thế nào theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ tài chính mới nhất hiện nay. https://congtymoitruong.net/Tổng kho phế liệu Việt Nam xin được chia sẻ như sau:

Tại Thông tư 200/2014-TT-BTC kết cấu tài khoản 511 đưa thêm tiểu mục tài khoản chi tiết như sau:

điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC
điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,…

– Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,…

– Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,…

– Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

– Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

– Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.

Theo  đó: Khi bán phế liệu các bạn cần hạch toán như sau:

a. Hạch toán phần thu từ hoạt động bán phế liệu

Nợ TK 131, 111, 112….

Có TK 511 (5118): Doanh thu khác

Có  TK 333 (3331): Thuế GTGT  phải nộp nhà nước

b. Hạch toán giá vốn khi xuất phế liệu bán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 152: Phế liệu thu hồi đã nhập kho

Phế liệu nhập kho hạch toán như thế nào theo thông tư 200?

Tại Việt Nam có rất nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất có sử dụng nguyên vật liệu chính là hàng nhập khẩu điển hình như nhôm, đồng, sắt, thép, inox, hợp kim, thiếc, mangan, chì,… Sau khi bán phế liệu sẽ thu hồi về tiền mặt nhập kho. Có nhiều kế toán doanh nghiệp sản xuất thắc mắc vấn đề phế liệu nhập kho hạch toán như thế nào cho đúng và cách định khoản cụ thể ra sao? Hãy cùng Phế liệu 24h đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Thế nào là phế liệu thu hồi nhập kho?

Phế liệu thu hồi nhập kho chính là các vật liệu thải ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng và không còn dùng đến nữa để thu hồi dùng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác theo khái niệm lĩnh vực khoa học pháp lý. Trong điều 3 khoản 13 luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã định nghĩa khi phế liệu thu hồi nhập kho từ quá trình sản xuất được định khoản dựa theo quy định của thông tư 200.

Nói cách khác thì phế liệu nhập kho là các phế liệu phát sinh từ quá trình sản xuất và cũng có thể nó là sản xuất doanh nghiệp hoặc sinh hoạt hàng ngày. Nếu từ quá trình sản xuất kinh doanh thì phòng kế toán phải tập hợp lại rồi phân bổ cho chính xác và kịp thời tất cả mọi chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành hoặc đối tượng hạch toán.

 

phế liệu thu hồi nhập kho
Phế liệu thu hồi nhập kho

Bên cạnh đó cần kiểm tra tình hình thực hiện tất cả định mức cùng dự toán chi phí sản xuất. Tính toán giá thành công xưởng/giá thành sản xuất kinh doanh. Thêm nữa hạch toán phế liệu nhập kho còn phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ hay nhập kho, dịch vụ hoàn thành và đồng thời trình tài liệu đó lên cho phòng ban liên quan hoặc lãnh đạo cấp cao.

Cũng theo thông tư 200 quy định thì giá vốn bán hàng được hiểu là toàn bộ mọi chi phí tạo ra để sản xuất sản phẩm nào đó. Nó sẽ liên quan đến quá trình bán hàng gồm chi phí bán hàng, giá vốn hàng xuất kho và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Định khoản phế liệu thu hồi nhập kho, phế liệu thu hồi từ sản xuất

Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất sẽ thải ra lượng phế liệu dù nhỏ hay lớn thì việc thu hồi là điều tất yếu bắt buộc phải có. Theo đó định khoản phế liệu thu hồi nhập kho, phế liệu thu hồi từ sản xuất được trình bày cụ thể như sau:

thông tư 200

Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa

TK 5111 sẽ dùng để phản ánh doanh thu cùng doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa xác định là đã bán trong 1 kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dùng chủ yếu cho ngành kinh doanh lương thực, hàng hóa, vật tư.

Tài khoản 5112: Doanh thu bán thành phẩm

TK 5112 phản ánh doanh thu, doanh thu thuần khối lượng sản phẩm được xác định đã bán trong 1 kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dùng chủ yếu cho ngành kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp,…

Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5113 phản ánh doanh thu, doanh thu thuần khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và xác định đã bán trong 1 kỳ kế toán. Dùng chủ yếu cho ngành du lịch, giao thông vận tải, kiểm toán, bưu điện, dịch vụ công cộng,

Tài khoản 5113 dùng cho ngành giao thông vận tải

Tài khoản 5114: Doanh thu trợ giá, trợ cấp

TK 5114 phản ánh các khoản doanh thu từ trợ giá, trợ cấp của Nhà nước. Khi mà doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu từ Nhà nước.

Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư

TK 5117 phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư cũng như doanh thu thanh lý hoặc bán đi bất động sản đầu tư.

Tài khoản 5118: Doanh thu khác

TK 5118 phản ánh khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng, bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như doanh thu bán phế liệu, vật liệu, nhượng bán dụng cụ, công cụ cùng những khoản doanh thu khác,…

Xác định giá trị phế liệu thu hồi nhập kho

  • Phế liệu thu hồi nhập kho ghi
  • Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
  • Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Với trường hợp có vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà thực hiện bán ngay thì kế toán cần phản ánh đúng khoản thu bán vật liệu thừa cùng phế liệu ghi giảm chi phí:
  • Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá trị thanh toán)
  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
  • Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Phế liệu nhập kho hạch toán như thế nào?

Như đã đề cập phế liệu nhập kho được hạch toán dựa theo thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp cụ thể:

Phế liệu nhập kho hạch toán như thế nào?

Hạch toán phần thu từ hoạt động

  • Nợ TK 131, 111, 112….
  • Có TK 511 (5118): Doanh thu khác
  • Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước

Hạch toán giá vốn khi xuất phế liệu bán

  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
  • Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi vốn nhập kho
[bvlq_danh_muc]